Lực lượng và phương án tác chiến của hai bên Chiến_dịch_Phan_Rang_-_Xuân_Lộc

Loạt bài
Chiến tranh Việt Nam
Giai đoạn 1954–1959
Thuyết domino
Hoa Kỳ can thiệp
Miền Bắc – Miền Nam
Giai đoạn 1960–1965
Diễn biến Quốc tế – Miền Nam
Kế hoạch Staley-Taylor
Chiến tranh đặc biệt
Đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm
Giai đoạn 1965–1968
Miền Bắc

Chiến dịch:
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
Mũi Tên Xuyên –Sấm Rền

Miền Nam

Chiến tranh cục bộ
Chiến dịch:
Các chiến dịch Tìm-Diệt
Phượng Hoàng –Tết Mậu Thân, 1968

Diễn biến Quốc tế
Giai đoạn 1968–1972
Diễn biến Quốc tế
Việt Nam hóa chiến tranh
Hội nghị Paris
Hiệp định Paris
Chiến dịch:
Lam Sơn 719 – Chiến cục năm 1972 –
Hè 1972 –Mặt trận phòng không 1972 
Phòng không Hà Nội 12 ngày đêm
Giai đoạn 1973–1975
Hội nghị La Celle Saint Cloud
Chiến dịch:
Xuân 1975
Phước Long
Tây Nguyên  -Huế - Đà Nẵng
Phan Rang - Xuân Lộc
Hồ Chí Minh
Trường Sa và các đảo trên Biển Đông
Sự kiện 30 tháng 4, 1975
Hậu quả chiến tranh
Tổn thất nhân mạng
Tội ác của Hoa Kỳ và đồng minh
Chất độc da cam
tiêu bản

Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

Tại mặt trận Xuân Lộc

Do Quân đoàn 4 tiếp cận chiến trường sớm nhất nên Quân ủy Trung ương và Bộ Tư lệnh miền quyết định sử dụng quân đoàn này làm lực lượng chủ công tại mặt trận Xuân Lộc gồm các đơn vị:

  • Các sư đoàn bộ binh 7, 341 và 6 (trong đó sư đoàn 6 nguyên thuộc Khu 7, được điều động về Quân đoàn 4 thay thế sư đoàn 9 chuyển thuộc Đoàn 232)[18]
  • Lữ đoàn phòng không 71.
  • Hai tiểu đoàn bộ binh của Tỉnh đội Long Khánh.
  • Các lữ đoàn Công binh 24, 25
  • Lữ đoàn thông tin 26.
  • Hai tiểu đoàn pháo gồm 4 khẩu 130 mm, 18 khẩu 105 và 122 mm và 12 khẩu 85 mm.[19]
  • Hai tiểu đoàn xe tăng (mỗi tiểu đoàn chỉ còn 8 chiếc hoạt động được)[20]

Ngày 3 tháng 4, Bộ Tư lệnh quân đoàn 4 đã vạch ra hai phương án tác chiến để đánh chiếm Xuân Lộc:

Phương án 1: Đánh vòng ngoài là chủ yếu, lấy bao vây cô lập là chính. Nếu thời cơ xuất hiện sẽ tiến công dứt điểm. Đây là phương án "đánh chắc, tiến chắc" được rút ra từ bài học kinh nghiệm trên mặt trận Bình Long năm 1972.Phương án 2: Nếu đối phương hoang mang, dao động, cần khẩn trương dùng bộ binh có xe tăng đột kích mở đường, pháo binh yểm hộ tối đa đánh thẳng vào trung tâm phòng ngự của đối phương.[19][20]

Kế hoạch tấn công ban đầu của Quân đoàn là sử dụng sư đoàn 7 tấn công trên hướng chủ yếu từ phía Đông với mục tiêu đánh chiếm Sở chỉ huy sư đoàn 18. Sư đoàn 341 từ phía Bắc đánh chiếm tiểu khu quân sự Long Khánh và các mục tiêu trong thị xã. Sư đoàn 6 và trung đoàn 95 (mới được điều từ Tây Nguyên vào) làm nhiệm vụ dự bị chiến dịch, dự kiến được tung vào trận đánh để quyết định số phận chiến trường hoặc phản kích đẩy lùi các lực lượng dự bị cơ động của QLVNCH được điều đến tham chiến.[21] Trong tiến trình trận đánh, ngày 12 tháng 4, Bộ tư lệnh Quân đoàn thay đổi một phần kế hoạch; chuyển hướng đánh của sư đoàn 341 từ hướng thứ yếu thành hướng chủ yếu. Việc chuyển hướng này đã quyết định thắng lợi của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trên mặt trận Xuân Lộc.[22]

Tại mặt trận Phan Rang

Do chỉ có sư đoàn 3 Sao Vàng (vốn thuộc Quân khu 5) tiếp cận mặt trận sớm hơn cả (ngày 11 tháng 4), Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 quyết định sử dụng sư đoàn này đánh trận mở màn tại Phan Rang với lực lượng gồm có:

  • Các trung đoàn bộ binh 2, 12, 25 và 141.
  • Một trung đoàn pháo binh gồm 2 cụm pháo có 36 khẩu 155 mm, 105 mm, 85 mm và pháo phản lực H-12.
  • Tiểu đoàn cao xạ 37 mm gồm 18 khẩu.

Vì không có xe tăng chi viện, Bộ tư lệnh sư đoàn 3 vạch kế hoạch sử dụng trung đoàn 2 đánh chiếm chi khu quân sự Du Long, chiếm lĩnh vị trí đầu cầu để tiến công thị xã từ hướng Bắc. Trung đoàn 141 đánh vu hồi vời hướng Đông Nam thị xã, cắt đứt đường rút ra biển của đối phương. Trung đoàn 25 tấn công ở chính diện, đánh chiếm sân bay Thành Sơn. Trung đoàn 12 làm lực lượng dự bị, sẵn sàng được tung vào hướng cần thiết. Trung đoàn pháo binh yểm hộ từ hai hướng Tây và Tây Bắc. Hai khẩu đội pháo nòng dài 85 mm và một đại đội cao xạ 37 mm được tách ra để khống chế sân bay Thành Sơn. Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 cho sư đoàn 3 một ngày chuẩn bị trận đánh.[23]

Quân lực Việt Nam Cộng hoà

Tại mặt trận Xuân Lộc

Với vị trí là cụm phòng thủ trung tâm trong số ba cụm Tây Ninh, Xuân Lộc, Phan Rang; đến ngày 8 tháng 4 năm 1975, QLVNCH bố trí tại đây binh lực mạnh nhất có trong tay gồm:

  • Sư đoàn bộ binh 18 còn nguyên vẹn với ba trung đoàn 43, 48 và 52
  • Thiết đoàn 3 kỵ binh (thiết giáp)
  • Bốn tiểu đoàn bảo an 340, 342, 343, 367
  • Hai tiểu đoàn pháo binh 181 và 182 với 42 khẩu pháo các loại trong đó có hai khẩu M107 175mm
  • Hai liên đoàn dân vệ.

Trong tiến trình trận đánh, ngày 12 tháng 4, QLVNCH tăng viện cho mặt trận này lữ đoàn 1 dù, lữ đoàn 3 kỵ binh - thiết giáp có đủ ba thiết đoàn 15, 18 và 22, chiến đoàn 8 bộ binh (sư đoàn 5), liên đoàn 33 biệt động quân và hai tiểu đoàn pháo binh. Toàn bộ lực lượng không quân của Quân đoàn III gồm các sư đoàn 5 (tại Biên Hoà) và 3 (tại Tân Sơn Nhất) được dùng để yểm trợ cho Xuân Lộc. Hai lữ đoàn thủy quân lục chiến mới tái lập (258 và 369) được điều lên bảo vệ tổng kho Long Bình và sân bay Biên Hòa.

Tổng số binh lực của QLVNCH tại khu vực Biên Hòa - Xuân Lộc lên đến 25.000 quân, chiếm 30% lực lượng bộ binh của Quân đoàn III, 57% số lượng xe tăng - thiết giáp, 40% pháo binh. Số quân này được bố trí như sau:

  • Sư đoàn 18 (thiếu trung đoàn 52), lữ đoàn 3 kỵ binh thiết giáp giữ Xuân Lộc. Từ ngày 12 tháng 4 có thêm lữ dù 1 tham gia phòng thủ.
  • Trung đoàn 52 (sư đoàn 18) giữ các cứ điểm Tân Phong, Núi Thị và các chốt dọc đường số 1 từ Trảng Bom đi Xuân Lộc. Từ ngày 12 tháng 4 có thêm lữ đoàn 3 thiết giáp, trung đoàn 8 (sư đoàn 5), liên đoàn 33 biệt động quân tham chiến.
  • Các lữ đoàn 258 và 369 thủy quân lục chiến bảo vệ căn cứ Biên Hòa và tổng kho Long Bình.[24]

Tại mặt trận Phan Rang

Ngày 2 tháng 4, tướng Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh Quân đoàn III-QLVNCH bay ra Phan Rang thị sát chiến trường. Ngày 6 tháng 4, tướng Nguyễn Vĩnh Nghi (phó tư lệnh Quân đoàn III) và tướng Phạm Ngọc Sang (tư lệnh sư đoàn 6 không quân) phúc trình với Bọ Tổng tham mưu QLVNCH kế hoạch phối trí phòng thủ Phan Rang như sau:

  • Trung đoàn 5 (sư đoàn 2 mới tái lập) và Liên đoàn 31 biệt động quân bố trí dọc hai bên đường số 1 ở Bắc Phan Rang 20 km, lấy đường hẻm Du Long làm trận địa phòng ngự. Tiểu đoàn pháo binh của Liên đoàn biệt động 31 gồm 4 khẩu 155 mm và 8 khẩu 105 mm bố trí phía sau cánh quân này.
  • Trung đoàn 4 (sư đoàn 2) giữ đường 20 phía Nam đèo Ngoạn Mục.
  • Lữ đoàn 2 dù (mới được điều từ Sài Gòn ra thay lữ đoàn 3 rút về chỉnh trang) giữ sân bay Thành Sơn
  • Tiểu đoàn pháo của Lữ dù 2 bố trí trong thị xã.
  • Chi đoàn thiết giáp thuộc sư đoàn 2 làm dự bị.
  • Bốn tiểu đoàn bảo an của chi khu Ninh Thuận giữ các chốt Suối Đá, Ba Râu, Hội Diên, Cà Đú, Đới Sơn và ngã tư Ga Tháp Chàm.
  • Lực lượng còn lại của Sư đoàn 6 không quân gồm hơn 150 máy bay các loại đóng tại sân bay Thành Sơn.[25][26][27]